Kế họach kinh doanh là những mô tả về doanh nghiệp mà bạn sắp lập ra, là một bảng kế hoạch về cách điều hành và phát triển doanh nghiệp.

Kế họach kinh doanh đó như thế nào?

Bảng kế họach đó tập hợp tất cả các họach định từ công tác chuẩn bị của bạn, nó bảo đảm cho bạn đi gần sát hầu hết mọi khía cạnh của công việc ngay từ khi bắt đầu.
Lập kế hoạch kinh doanh

Kế họach kinh doanh còn nêu ra những bước đi căn bản cho việc thương lượng với ngân hàng và thương lượng với những mối quan hệ kinh doanh trong tương lai, để có thể thuyết phục họ cấp tín dụng hay cấp một món vay. Có kế hoạch kinh doanh rõ ràng còn giúp cho bạn thuyết phục được gia đình, bạn bè, cha mẹ về một kế hoạch khởi nghiệp nghiêm túc của chính mình.

Trang đầu tiên

Nêu rõ đây là kế họach kinh doanh. Nếu không có gì bất tiện, bạn hãy ghi tên doanh nghiệp mình, logo và tên của các tác giả làm kế họach kinh doanh này ở đây.



(Ghi tên Doanh nghiệp của bạn)


Nội dung kế hoạch kinh doanh

Giúp người đọc thông suốt từ đầu đến cuối kế họach kinh doanh, dễ dàng tham khảo những đề mục khác nhau.

Nội dung gồm:
  1. Thông tin cơ sở 
  2. Bảng tóm lược 
  3. Khái niệm kinh doanh 
  4. Ngồn vốn cá nhân và những mục tiêu muốn đạt tới 
  5. Dịch vụ hay Sản phẩm 
  6. Thị trường 
  7. Kế họach tiếp thị và bán hàng 
  8. Tổ chức và quản trị doanh nghiệp 
  9. Kế họach phát triển doanh nghiep 
  10. Ngân sách 
  11. Những yêu cầu về tài chính 
  12. Phụ chú 


1. Thông tin cơ sở

Người đọc bài tập của bạn rất muốn biết bạn là ai. Khi đọc tới kế họach kinh doanh, họ sẽ mang ấn tượng có được từ cái nhìn đầu tiên vào thông tin chi tiết về bạn.
  • Tên (một hay nhiều) chủ sở hữu
  • Địa chỉ liên lạc
  • Số điện thọai
  • E-mail
  • Ngày sinh
  • Trình độ học vấn
  • Nhiệm vụ của công việc hiện tại của bạn là gì

2. Bảng Tóm Lược

Bảng tóm lược chỉ nên mô tả ngắn gọn về lọai hình kinh doanh bạn muốn làm và nêu bật mục đích của việc kinh doanh ấy. Bảng tóm lược phải chứa đựng những thông tin chính, quan trọng  nhất của kế họach kinh doanh.

Xếp bảng tóm lược ở phần đầu của kế họach kinh doanh, nhưng hãy sọan bảng tóm lược sau khi xong hết các phần khác.

Những đề mục chính của bảng tóm lược:

  • Bạn là ai / hay các bạn là những ai?
  • Doanh nghiệp sẽ sản xuất sản phẩm gì?
  • Đối tượng khách hàng, và gồm có bao nhiêu?
  • Doanh thu cho năm đầu tiên?
  • Lợi nhuận thu được trong năm đầu?
  • Nhu cầu về nguồn vốn?
3. Khái niệm kinh doanh

Chỉ được coi là một ý tưởng kinh doanh hay, nếu nhờ đó bạn có thể kiếm được ra tiền đáng kể, đủ để gia đình bạn và bạn sống một cuộc sống tốt, xứng đáng.

Một khi bạn có được ý tưởng ban đầu, thường là phải mất nhiều lần điều chỉnh và phát triển ý tưởng đó lên để nó mới trở thành một ý tưởng mang tính thương mại. Nếu ý tưởng của bạn chưa chuyển thành ý tưởng thương mại được thì khi đó chưa nên khởi nghiệp.

Dưới đây là các đề tài giúp bạn phát triển được ý tưởng của mình.

Ý tưởng kinh doanh của bạn (hay là lý do sống còn, lý do tồn tại)
 -
-
-

Mô tả thật ngắn gọn về lọai hình kinh doanh và sản phẩm của nó (Elevator pitch):
-
-
-

Đối tượng khách hàng:
-
-
-
Kinh doanh của bạn có gì đặc biệt hơn khi so sánh với các đối thủ cạnh tranh

-
-
-
4. Nguồn vốn cá nhân và những mục tiêu muốn đạt đến

Bạn có  nguồn vốn nào để làm kinh doanh? Bạn là ai, người sẽ mang tính năng động và sức lực của mình làm giàu cho doanh nghiệp?

Dưới đây là vài điểm hữu ích giúp cho việc thẩm định mình:

Hệ gia đình của bạn
Kinh tế của bạn:
Bí quyết làm ra sản phẩm hay dịch vụ của bạn:
Điểm yếu của bạn trong quan hệ làm ăn:
-
-
- 
Nhiệm vụ của bạn trong kinh doanh:
-
-
- 
Viễn ảnh tương lai cho tầm cỡ doanh nghiệp của bạn
-
-
- 

5. Xác định Sản phẩm / Dịch vụ

Nguồn sống cho công việc kinh doanh nhất định là chính sản phẩm hay dịch vụ bạn muốn làm. Do vậy rất quan trọng để phân tích đủ mọi khía cạnh về sản phẩm hay dịch vụ này.

Doanh nghiệp của bạn gồm những sản phẩm/mặt hàng/dịch vụ sau đây:
1.
2.
3.

Điểm khác nhau giữa sản phẩm/mặt hàng/dịch vụ của bạn so với đối thủ cạnh tranh:
1.
2.
3.

Tầng suất mua sắm hay tuổi thọ sản phẩm:
1.
2.
3. 

Tính toán chi phí cho sản phẩm / dịch vụ:
Giá bán sản phẩm chưa thuế:
Thuế đánh trên sản phẩm:
- Giá thành của sản phẩm:
- Chi phí chuyên chở hay phí hải quan:
= Lợi nhuận biên tế"


Giá sản phẩm:
Giá bán ra
Giá trên thị trường


Tên của các nhà thầu:


Lọai hình phân phối sản phẩm:


Tên hiệp hội thương mại:


Các doanh nghiệp khác / nhà thầu trong giao dịch thương mại:


Tổng số:


Dự báo nguồn cung sản phẩm ra thị trường:

6. Thị trường

Khi đã quyết định kinh doanh sản phẩm / dịch vu nào, điều kế tiếp là xác định ai sẽ là khách hàng tiềm năng tại thị trường nội địa của mình. Bạn phải làm việc này trước khi tiến hành các họat động tiếp thị sản phẩm.

Hãy nghiên cứu kỹ về thị trường cho sản phẩm của mình và xem việc đó như là phần chìm trong nước của một tảng băng. Các công tác in tờ rơi, danh thiếp, quảng cáo hay đại lọai là phần nhỏ trong qui trình tiếp thị. Để làm tốt công tác tiếp thị, cần phải có kiến thức đầy đủ sâu sắc về thị trường và đối tượng khách hàng mà bạn muốn nhắm tới.

Mẫu khách hàng cá nhân tiêu biểu:
  • Nam giới hay nữ giới
  • Độ tuổi
  • Mức học vấn
  • Nghề nghiệp
  • Lối sống
Mẫu khách hàng kinh doanh tiêu biểu:
  • Thuộc lọai hình kinh doanh nào:
  • Quy mô kinh doanh / số lượng nhân viên
  • Độ tuổi
  • Số lượng

Thị trường nhắm mục tiêu
  • Nhắm thị trường nội địa (Tỉnh thành, vùng, khu vực)
  • Nhắm thị trường nước ngoài
Số thực tế của các mẫu khách hàng:
Lập luận về họ:


Mức tiêu thụ trung bình bằng tiền mặt tính trên mỗi khách hàng:


Các đối thủ cạnh tranh quan trọng:
1:
2:


Các tham số cạnh tranh chính trên thị trường
1:
2:
3:

Đánh giá các khả năng trên thị trường cho công việc kinh doanh của bạn:


Mối đe dọa có thể tiêu diệt các khả năng:


7. Kế hoạch tiếp thị và bán hàng

Hy vọng rằng bạn rất thực tế và cụ thể khi làm bảng mô tả thị trường cho sản phẩm của mình. Càng thực tế và cụ thể chừng nào thì nó giúp cho công việc tiếp thị và bán hàng của bạn dễ chừng nấy.

Nếu bạn biết được chính xác đối tượng khách hàng nào bạn muốn tiếp cận, bạn sẽ dể chọn phương án tối ưu cho công tác tiếp thị và bán hàng.

Các công tác tiếp thị và bán hàng có thể tiến hành ngay khi bắt đầu:

Công tác nào cần hoàn thành? Bằng cách nào? Đối tượng là ai? Khi nào tiến hành? Giá cả ra sao?
  • Gửi thư trực tiếp:
  • Gửi qua Internet:
  • Đến tận nhà:
  • Bán hàng qua điện thọai:
  • Đăng quảng cáo:
  • Công bố
  • Tài liệu giới thiệu, thuyết minh
  • Hội chợ thương mại
  • Các hình thức quảng cáo khác
  • Chi phí hàng năm cho công tác tiếp thị
  • Họat động thị trường mở
  • Giá cả
Làm công tác quan hệ cộng đồng (PR) vào lúc khai trương
Kể “câu chuyện kinh doanh” cho thông tín viên báo chí


Phương tiện truyền thông đại chúng liên quan khác:


Người liên hệ:


Thông cáo báo chí:



8. Tổ chức và quản trị doanh nghiệp

Bạn hãy mô tả ở đây doanh nghiệp của bạn sẽ họat động thế nào. Phải kể đến các chi phí thành lập, trang thiết bị và điều hành doanh nghiệp.


Tên doanh nghiệp/địa chỉ/số điện thọai/số fax/e-mail/địa chỉ trang web:
-
-
-

Tư cách pháp nhân của doanh nghiệp:
-
-
-

Tên những chủ doanh nghiệp:
-
-
-

Ngân hàng giao dịch:
-
-
-

Kế toán công ty:
-
-
-

Chính sách kinh doanh:
  • Chính sách về giá:
  • Chính sách chiết khấu phần trăm:
  • Phương thức thanh tóan
  • Dịch vụ bảo đảm:
  • Dịch vụ cho sản phẩm
  • Chính sách về nhân sự



Qui trình cho công tác quản trị hành chính - kế toán hàng ngày
  • Công tác sổ sách kế toán hàng ngày
  • Thanh quyết toán thuế hàng hóa
  • Thiết lập tài khỏan
  • Theo dõi công nợ
  • Quyết toán lương
  • Báo cáo kế toán hàng quí
  • Đặt hàng
  • Liên lạc thư tín với khách hàng và các mối quan hệ kinh doanh
  • Việc tiếp nhận điện thọai



Việc đăng ký bảo hiểm
(bảo hiểm tai nạn trong sản xuất, bảo hiểm trách nhiệm thương mại, bảo hiểm sản phẩm, bảo hiểm cho sản phẩm khi chuyên chở, bảo hiểm cháy nổ, bảo hiểm tài sản công ty, bảo hiểm khi đi công tác, bảo hiểm hàng cần giữ đông, bảo hiểm các máy tính cá nhân, etc)


Tên công ty bảo hiểm:
Chi phí:


Đối tác kinh doanh / nhà tư vấn:

9. Công tác Nghiên cứu và Phát triển (P&D)

Thường không phải dễ để nghĩ về một chiến lược kinh doanh hay một kế họach dài hạn trước khi bạn khởi nghiệp.  Nhưng điểm mạnh của một nhà kinh doanh là có khả năng dự báo thị trường và phát thảo những bước đi thích hợp, rộng mở hơn cho công việc kinh doanh, nó sẽ khác hẳn doanh nghiệp lúc mới vừa thành lập.


Diện mạo của doanh nghiệp của bạn trong năm đầu và 3 năm sau đó:
-
-
-

Sản phẩm hay dịch vụ của bạn trong năm đầu và 3 năm sau đó:
-
-
-

Sản phẩm hay dịch vụ của bạn là như thế nào trong năm đầu và 3 năm sau đó:
-
-
-

Lượng khách hàng trong năm đầu và 3 năm sau đó:
-
-
-

Dự báo tình hình tài chính cho năm thứ 3 và năm thứ 4:
-
-
-

Những mục tiêu khác cho doanh nghiệp của bạn:
-
-
-

10. Ngân sách

Ngân sách là thực tế cần có để trang trãi khi sản xuất ra một sản phẩm, hay nói cách khác là bạn phải có những con số tài chính trong bảng kế họach của mình. Công việc của bạn càng cụ thể bằng những con số thì càng dễ dự thảo ngân sách cần có.
Lập ngân sách cũng giúp bạn cụ thể hóa được ý tưởng kinh doanh và kế họach của mình. Hãy xem lại bản kế họach nếu như ngân sách thực tế không sát với  bảng kế họach, hay ngược lại, có ngân sách tốt nhưng bảng kế họach không mấy tốt.

Lập ngân sách
Việc lập ngân sách cho biết mình cần bao nhiêu tiền vốn để khởi nghiệp.  Mỗi lọai hình kinh doanh cần từng món vốn ít nhiều khác nhau. Một doanh nghiệp sản xuất ống cống xi măng lớn, dài 10 m thì cần rất nhiều tiền đầu tư cho máy móc sản xuất, nguyên liệu sản xuất và nhà xưởng. Ngược lại, một công ty tư vấn về máy tính xử lý lỗi phần mềm chỉ cần vốn là vốn kiến thức họ có sẳn.
()

Ngân sách họat động
Bạn sẽ thấy chi phí kinh doanh và thu nhập qua ngân sách họat động.  Bảng kế họach kinh doanh của bạn càng sát thực tế, thì việc họach định một ngân sách họat động càng dễ.
Trong khi tính tóan chi phí họat động, bạn sẽ phải thường tham khảo và chỉnh sửa tới lui kế họach của mình, vì những mong ước và kỳ vọng của bạn không phải lúc nào cũng sát với thực tế.
()

Ngân sách thanh khoản
Ngân sách thanh khỏan sẽ cho bạn biết hàng tháng bạn còn bao nhiêu tiền trong ngân hàng để thanh toán các khoản chi phí mà bạn biết là bạn sẽ phải chi.  Trong kinh doanh gọi là nguồn chi. Nếu như ta không khó khăn gì để làm ra 2 dự toán ngân sách cho kế họach kinh doanh, thì lại khá khó khăn để lập một ngân sách thanh khỏan, và bạn phải cần tới một nhân viên kế toán chuyên nghiệp để tính toán các khoản trong ngân sách này.

May sao đây là công việc cuối bạn phải hoàn tất khi phác thảo ra ngân sách. Bỏ thì giờ để làm 2 dự toán ngân sách kia, và xem nếu bạn có thì giờ để làm dự toán ngân sách thanh khoản nữa không.
()


Lập ngân sách

Dưới đây là các khoản tốn kém thường gặp khi bắt đầu kinh doanh.  Bạn cứ xóa bớt những đề mục thấy không cần thiết cho họat động của mình.
Nên nhớ rằng ít tốn kém chừng nào tốt chừng nấy, vì bạn phải lấy khoản lời trong kinh doanh ra chi cho việc này.

Cơ ngơi nhà xưởng hay văn phòng
  • Tiền thuê nhà/ thuê xưởng
  • Tiền đặt cọc mua nhà xưởng hay văn phòng kinh doanh
  • Tiền đặt cọc thuê (thường trị giá 3 tháng thuê nhà)
  • Giá trị tài sản vô hình phải trả cho chủ sỡ hữu trước
  • Tiền trang thiết bị, nâng cấp cải tạo mới địa điểm làm việc hay kinh doanh sản xuất


Máy móc thiết bị sản xuất
  • Máy công cụ để sản xuất
  • Đồ nghề sửa chửa bảo trì máy
  • Các công cụ khác


Đồ đạc trang bị mở cửa hàng
  • Quầy thu ngân
  • Bàn ghế hay quầy bán hàng
  • Các trang bị khác


Trang thiết bị cho một văn phòng
  • Bàn ghế làm việc (bàn giấy, ghế xoay, kệ tủ đựng hồ sơ)
  • Hệ thống máy vi tính cho văn phòng và các thiết bị ngoại vi (máy in, mạng nội bộ)
  • Điện thọai văn phòng
  • Máy Fax
  • Máy sao chụp- photocopier
  • Các đồ đạc khác cần trong văn phòng


Mua sắm trước khi khởi đầu kinh doanh
  • Các nguyên liệu thô/ hay nguyên liệu đầu vào đã sơ chế sẳn
  • Hàng sản xuất (lượng trữ trong kho sẳn)
  • Văn phòng phẩm (biểu mẫu bán hàng, đặt hàng, hóa đơn…)


Các chi phí khác
  • Xe sử dụng cho công việc
  • Tiền đặt cọc
  • Các chi phí mua trang thiết bị để đưa vào sử dụng khác


Các nhà tư vấn
  • Luật sư
  • Kế tóan, kiểm tóan
  • Các nhà tư vấn khác


Công việc tiếp thị
  • Phương tiện tiếp thị thông qua báo in, danh thiếp
  • Làm brochures
  • Các hình thức quảng cáo khác
  • Dựng bảng quảng cáo ngòai trời
  • Làm lễ khai trương doanh nghiệp
  • Các công việc khác liên quan đến tiếp thị


Các khoản phí tổn khác
  • Chi phí hành chính để đăng ký doanh nghiệp hay cho giấy phép họat động
  • Các khỏan chi phí hành chính khác


Tổng chi phí từ trên xuống:
-
-
-
-
-
-

Ngân sách họat động

Dưới đây là các kiểu chi phí khác nhau, có thể doanh nghiệp tương lai của bạn không phải tốn các lọai chi phí này, vậy bạn chỉ cần lọai nó ra. Nhưng có thể có kiểu chi phí khác, vậy bạn ghi thêm vào. Một ngân sách họat động tự nó sẽ phản ảnh doanh nghiệp tương lai của bạn như thế nào.

Doanh thu bán hàng
  • Doanh số bán sản phẩm hay dịch vụ (mã số 1)
  • Doanh số bán sản phẩm hay dịch vụ (mã số 2)
  • Doanh số bán sản phẩm hay dịch vụ (mã số …) dự tóan doanh số cho mỗi sản phẩm hay dịch vụ chính.


Các biến phí
  • Nguyên liệu - nguyên liệu thô hay thành phẩm mà bạn sử dụng trong sản xuất hoặc bán ra.
  • Lương nhân viên - chỉ riêng lương cho nhân viên trực tiếp sản xuất
  • Chi phí chuyên chở, đi lại- chi phí chuyên chở nguyên liệu thô và thành phẩm


Chi phí cố định
  • Lương nhân viên gián tiếp sản xuất, tại cửa hàng hay văn phòng
  • Tiền thuê nhà xưởng hay thuê văn phòng
  • Tiền trả hàng tháng cho dịch vụ công như Điện, Nước…
  • Chi phí cho bảo trì hay sửa chửa làm mới định kỳ của tòa nhà
  • Chi phí vệ sinh, lau kính…
  • Chi phí xe cộ xăng nhớt / phụ cấp xe
  • Công tác phí
  • Chi phí cho điện thọai cố định trong văn phòng
  • Tiền tem thư, lệ phí bưu điện
  • Chi phí điện thọai di động
  • Chi phí thuê đường truyền Internet
  • Phí thuê bao hay quản lý và nâng cấp trang web
  • Chi phí làm tiếp thị, quảng cáo
  • Chi phí hội họp
  • Phí bảo hiểm
  • Chi phí mua máy vi tính
  • Chi phí trả cho việc nối mạng
  • Tiền thuê nhà xưởng hay văn phòng
  • Mua sắm linh tinh khác
  • Công tác bảo trì định kỳ
  • Lương cho kế tóan viên
  • Trả phí luật sư
  • Tiền trả cho dịch vụ tư vấn khác

Lãi suất phải trả
  • Lãi suất phải trả cho món vay ngân hàng
  • Lãi suất phải trả cho Nợ thấu chi của ngân hàng
  • Các món lãi suất khác phải thanh tóan

Tình trạng giảm dần giá trị của tài sản
  • Nhà xưởng hay văn phòng làm việc
  • Máy móc thiết bị sản xuất, xe cộ, máy tính

Linh tinh khác

Bạn có thể tìm thấy bảng tính excel định sẵn ngân sách họat động, tại địa chỉ


11. Lập quỹ gây vốn

Lập quỹ gây vốn là bạn phải xét xem mình kiếm tiền ở đâu ra để khởi nghiệp. Nhưng trước hết bạn phải tự mình biết rõ mình cần bao nhiêu tiền để làm ăn.


Vốn cần có ban đầu
(bạn tham khảo ở bảng tính “thiết lập ngân sách”)


Vốn tài chính phi tiền mặt
(vốn này cần được tính tóan chuyên môn từ  “liquidity budget” )


Tổng số vốn cần có:
(cộng cả hai nguồn vốn trên)


Khả năng khai thác ra nguồn vốn kinh doanh, hay cam kết để có vốn vay của:
  • Chủ cho vay:
  • Gia đình cho vay:
  • Món vay của ngân hàng:
  • Sử dụng dịch vụ ghi nợ thấu chi của ngân hàng
  • Tổng số vốn gầy được:

Cam kết về Bảo lãnh vốn vay
Tên và địa chỉ người bảo lãnh cho vay vốn
-
-
-
  • Quỹ đầu tư (đầu tư vào nhà xưởng hay máy móc sản xuất)
  • Món tiết kiệm hay số vốn
  • Món vay ngân hàng
  • Món vay của cơ sở tín dụng
  • Món vay cá nhân
  • Các món vay khác
  • Nhà đầu tư
  • Vốn cấp
  • Các khoản vốn khác
  • Tổng số vốn vay có bảo đảm

12. Phụ lục

Phần này khá quan trọng vì liên quan đến kinh doanh, thí dụ những đặc điểm kỹ thuật hay chi phiếu ngân hàng, những cam kết lập thành văn bản, những điểm tham khảo, việc hợp tác trong kinh doanh…

Bài tập này cũng ngắn gọn và cụ thể, và để có thêm lợi ích cho họach định kinh doanh của mình bạn nên đọc thêm cuốn sách này: “The Dynamic Business Plan”, có thể lấy xuống từ trang web www.dynamicbusinessplan.com/defaultvi.asp 

Xem tiếp
« Prev Post
Xem tiếp
Next Post »